Bình Phước: Vượt sông Măng từ Campuchia, thấy biên phòng liền 'chạy bỏ của' hàng ngàn chai rượu ngoại
Sau gần hai năm cầm lái, chiếc Nissan Almera của anh Nam đã lăn bánh hơn 35.000 km, với đủ dạng địa hình; từ đường đô thị, đường trường cho đến những chuyến đi xa. Theo vị chủ nhân này, chiếc xe Nhật thực sự khiến anh hài lòng bởi có nhiều ưu điểm nổi trội.Từ lão nông 'mê' đất trở thành tỉ phú sầu riêng trái vụ
Theo dữ liệu của công ty phát triển trình duyệt Cốc Cốc, trong thời gian từ ngày 1.1 tới 5.1.2025, các chủ đề bóng đá được đặc biệt quan tâm tại Việt Nam. Trong đó, hai trận chung kết (lượt đi và lượt về) của ASEAN Cup 2024 cùng danh sách cầu thủ, trong đó có tiền đạo Xuân Son, tiền vệ Hoàng Đức... ghi nhận sự bùng nổ về số lượt tìm kiếm trên Cốc Cốc.Cụ thể, ngày 2.1 (chung kết lượt đi), lượt tìm kiếm đạt gần 800.000, cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của người hâm mộ đối với các diễn biến trước và trong trận đấu. Sau chiến thắng "nức lòng người hâm mộ" trên sân Việt Trì, người dùng internet Việt Nam đã đổ dồn mọi sự chú ý theo từng động thái của đội tuyển quốc gia. Ngày 5.1 (chung kết lượt về), lượng tìm kiếm tăng vọt lên mức kỷ lục gần 1 triệu. "Đây là đỉnh điểm cho thấy sự háo hức của khán giả trong việc theo dõi kết quả và các sự kiện xung quanh trận chung kết quyết định", báo cáo của Cốc Cốc kết luận.Sức hút lớn của trận chung kết được thể hiện qua các cặp từ khóa "Việt Nam vs Thái Lan" và "Thái Lan vs Việt Nam" luôn dẫn đầu danh sách tìm kiếm của người Việt trong 5 ngày đầu năm 2025. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy nhu cầu xem trực tiếp bóng đá của người Việt là cực kỳ lớn, với nhiều người tìm kiếm từ khóa như "Trực tiếp bóng đá", "Trực tiếp bóng đá hôm nay"... Điều này thể hiện nhu cầu theo dõi trận đấu theo thời gian thực nhờ các tiện ích từ internet.Trong nhóm 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ở khoảng thời gian đã nêu, chỉ có 2 kết quả liên quan đến giải Ngoại hạng Anh. Còn lại, 8 từ khóa liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các diễn biến của ASEAN Cup 2024.Vào các ngày 1, 3, 4.1, người dùng chủ yếu quan tâm tới lịch thi đấu và các trận đấu "hot", cho thấy nhu cầu lên kế hoạch theo dõi. Những ngày thi đấu (2 và 5.1), lượng hiển thị về trận đang diễn ra tăng đột biến.Bên cạnh thông tin về các trận đấu, người dùng cũng đặc biệt chú ý đến thông tin về các cầu thủ của đội nhà. Nhóm 6 cái tên được quan tâm nhiều nhất gồm tiền đạo Nguyễn Xuân Son, tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức, thủ môn Nguyễn Đình Triệu, tiền vệ Nguyễn Quang Hải, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh và hậu vệ Đỗ Duy Mạnh. Mối quan tâm được trải dài cho các vị trí, từ tấn công, phòng ngự tới thủ môn.Đặc biệt, đây cũng chính là 6 cầu thủ vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng ngày 6.1.Bên cạnh đó, người dùng internet nói chung và người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói riêng cũng dành nhiều sự chú ý tới Huấn luyện viên Kim Sang-sik (thường được gọi vui với cái tên "anh Sáu Sang"). Có khoảng 17.000 lượt tìm kiếm dành cho vị HLV đã thành công trong việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam chạm tới chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024.Tối 6.1, cầu thủ Nguyễn Xuân Son trải qua ca phẫu thuật kéo dài gần 1 tiếng rưỡi, điều trị chấn thương gãy chân trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Ca mổ được bác sĩ nhận định thành công và Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và tiếp tục đánh giá tình trạng. Nhiều khả năng Xuân Son sẽ mất khoảng 3 tháng mới có thể tập nhẹ trở lại. Và có thể thêm thời gian khoảng ít tháng để anh trở lại sân cỏ.
CEO áo dài Ngọc Trang: Tôi muốn góp phần gìn giữ tà áo dài Việt Nam
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Đặc biệt, người đứng đầu ngành NN-PTNT cho rằng, hệ sinh thái ngành hàng nuôi biển cần có sự kết nối mật thiết giữa cơ quan quản lý chuyên ngành T.Ư, địa phương - cộng đồng doanh nghiệp - các viện, trường, đối tác, chuyên gia quốc tế - tổ chức nghề nghiệp của người nuôi biển - người nuôi biển hay có sinh kế gắn với nuôi biển.
Nhiều ngành học gắn với lĩnh vực 'hot' logistics
Theo thông cáo báo chí do nhà đấu giá Auctioneum ở Anh gửi tới CNN, Solve Your Problem Ltd. là công ty tuyển dụng được Mary Cook thành lập. Bà là nữ bá tước Bồ Đào Nha định cư ở London sau khi ly hôn chồng.